0988258888

Trẻ Bị Nghẹt Mũi Nằm Điều Hòa Có Nên Hay Không?

Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với những yếu tố thay đổi thời tiết, nhiệt độ. Trong đó, không khí lạnh từ điều hòa hay tự nhiên có thể là tác nhân khiến bé mắc bệnh đường hô hấp nếu không được chăm sóc đúng cách. Vậy trẻ bị nghẹt mũi nằm điều hòa có tốt không? Nếu bố mẹ vẫn còn băn khoăn về thông tin này, hãy theo dõi tư vấn chi tiết qua bài viết sau đây!

Trẻ Bị Nghẹt Mũi Nằm Điều Hòa Có Nên Hay Không?

Trẻ nhỏ bị nghẹt mũi có nên nằm điều hòa

Với tâm lý của hầu hết người lớn là trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh còn quá non nớt để có thể thích nghi với môi trường tự nhiên. Do đó, họ luôn che chắn, giữ ấm cho con như mặc áo quần dài, đeo bao tay, tất chân, quấn khăn, đội mũ… Khi con có biểu hiện ho hen, nghẹt mũi lại càng khiến bố mẹ ngăn chặn mọi nguồn lạnh tiếp xúc với con. Và việc để con sử dụng điều hòa là hoàn toàn không xảy ra.

Tuy nhiên, việc làm này là không nên. Theo các chuyên gia, bố mẹ vẫn nên để con tiếp tục sử dụng điều hòa nếu con vốn đã quen tiếp xúc với điều hòa. Đương nhiên, cách sử dụng điều hòa cũng sẽ cần điều chỉnh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con.

Cho trẻ nằm điều hòa từ lúc sơ sinh nên hay không

Trẻ Bị Nghẹt Mũi Nằm Điều Hòa Có Nên Hay Không?

Đây là quan điểm đã gây nhiều phản ứng trái chiều mới xuất hiện gần đây. Vì vậy, không ít bố mẹ vẫn đang hoang mang không biết nên làm thế nào. Ngay khi vừa chào đời, trẻ chưa phát triển đầy đủ nên khả năng điều hòa thân nhiệt còn yếu. Do đó, trẻ cũng dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường ngoài.

Nếu tiếp xúc nhiều với môi trường gió lạnh, dễ khiến bé viêm phế quản, viêm mũi họng, thậm chí là giảm thân nhiệt. Tuy nhiên, nếu để trẻ chịu trong điều kiện nóng bức, thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay thì trẻ sẽ dễ bị rôm sảy, nóng sốt. Chính vì thế, việc kiểm soát điều kiện môi trường ngoài rất cần thiết cho con. Khi đó, điều hòa (máy lạnh) chính là “trợ thủ đắc lực” cho bố mẹ.

Vậy nên để trẻ nằm điều hòa ở bao nhiêu độ? Điều này còn tùy thuộc vào nhu cầu của con. Trong giai đoạn đầu đời, trẻ phát triển rất nhanh, tốc độ trao đổi chất cực lớn. Từ đó tạo ra lượng nhiệt lớn và cần được làm mát hơn nhiều hơn người lớn. Vì thế, bố mẹ nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa ở 24 – 25 độ C. Đồng thời cho con mặc áo quần mỏng nhẹ, thông thoáng.

>> Xem thêm: Giải Đáp Trẻ Bị Sốt Có Nên Nằm Điều Hòa Không?

Lưu ý khi sử dụng điều hòa cho trẻ nhỏ

Với lợi ích không thể phủ nhận từ điều hòa, bố mẹ vẫn cần biết “mặt trái” nếu dùng sai cách cho con. Đặc biệt là không thể phủ nhận có những trẻ bị nghẹt mũi, cảm lạnh là do nằm điều hòa. Nguyên nhân là bởi khả năng lưu thông không khí trong phòng điều hòa bị kém hơn bình thường. Điều này khiến không khí khô, nếu trẻ không được bổ sung nước kịp thời sẽ dẫn đến khô niêm mạc mũi họng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nghẹt mũi, viêm mũi họng, thở khò khè.

  • Nghẹt mũi: Trẻ bị nghẹt 1 bên mũi, sau đó là 2 bên. Tiếng thở khò khè rõ hơn, nhất là ở trẻ sơ sinh.

  • Ho hoặc hắt hơi: Luồng khí lạnh sẽ gây kích ứng, tạo phản xạ hắt hơi. Không khí phòng khô sẽ làm trẻ bị khô niêm mạc, họng đau rát, gây ho.

  • Sổ mũi: Nước mũi ban đầu lỏng, trong, sau đó chuyển đặc, có màu.

Để ngăn những nguy cơ con mắc bệnh đường hô hấp, bố mẹ cần chú ý một số điều sau:

Không để gió điều hòa thổi thẳng vào người con

Đôi khi, tình trạng nghẹt mũi, ho ở trẻ không xuất phát từ nhiệt độ môi trường. Nguồn cơn có thể do một vài cơn gió “độc”. Vậy nên cha mẹ cần hết sức chú ý, không để gió thổi trực tiếp vào người con. Điều hòa hay quạt gió chỉ nên cài đặt chế độ lưu thông không khí trong phòng. Đồng thời cần kiểm soát nhiệt độ.

Nếu dàn lạnh được lắp cố định thì hãy di chuyển vị trí giường/ nôi. Kèm theo đó là điều chỉnh cánh đảo gió để điều hướng hơi lạnh. Bố mẹ cần đảm bảo rằng không được để gió thổi vào các bộ phận nhạy cảm như đầu, bụng, chân của bé.

Điều chỉnh nhiệt độ ở khoảng 25 độ C

Với trẻ nhỏ cần làm mát nhiều hơn thì cha mẹ nên cài đặt nhiệt độ điều hòa ở khoảng 25 độ C. Đương nhiên, bố mẹ cũng cần điều chỉnh phụ thuộc vào tình hình thực tế. Nếu con đổ mồ hôi nhiều thì có thể giảm nhiệt một chút, hoặc ban đêm đi ngủ thì tăng nhiệt để bé không bị cảm lạnh.

Dọn dẹp vệ sinh điều hòa và phòng ở

Với trẻ nhỏ thì sức đề kháng còn yếu nên việc giữ vệ sinh cực kỳ quan trọng. Hãy vệ sinh máy lạnh (chú ý lưới lọc, cánh vẫy gió). Đồng thời vệ sinh, khử khuẩn phòng định kỳ, giặt sạch sẽ chăn màn, chiếu gối.

Kiểm soát thời gian sử dụng

Mặc dù nên để trẻ nằm điều hòa nhưng vẫn cần kiểm soát thời gian sử dụng. Với những  trẻ đã đủ tháng, bố mẹ nên cho bé ra ngoài hít thở, làm quen với môi trường vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nhân thời điểm này, điều hòa cũng được nghỉ ngơi, đảm bảo độ bền. Đồng thời mở cửa phòng để loại bỏ ẩm mốc, không khí tù đọng.

Bổ sung đủ nước, dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ Bị Nghẹt Mũi Nằm Điều Hòa Có Nên Hay Không?

Trẻ sử dụng điều hòa dễ bị mất nước hơn. Nếu bị nghẹt mũi, bố mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý để làm ẩm niêm mạc, thông thoáng đường thở của bé. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm kem dưỡng ẩm da – loại dành riêng cho trẻ.

Khi trẻ ngủ, bố mẹ nên dùng tấm chăn mỏng đắp ngang bụng để đảm bảo cơ thể không bị nhiễm lạnh. Với trẻ còn dùng tã thì cần kiểm tra và thay mới kịp thời. Cuối cùng, bố mẹ cần chú ý bổ sung nước, dinh dưỡng để con luôn khỏe mạnh, không lo mắc bệnh tật.

>> Xem thêm: Trẻ Bị Phát Ban Có Nằm Điều Hòa Được Không?

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về trẻ bị nghẹt mũi nằm điều hòa có nên hay không. Mong rằng  bố mẹ đã có những hiểu biết toàn diện nhất để an tâm chăm sóc con nhỏ. Lưu ý rằng trẻ không phải “người lớn thu nhỏ” nên bố mẹ không nên tự lấy cảm giác của bản thân để đánh giá nhu cầu của con. Hãy là những ông bố bà mẹ hiện đại, thông thái nhất!

Chọn lựa ngay các sản phẩm điều hoà General chất lượng tại

  • Hotline: 0988.25.8888
  • Website: https://generalvietnam.vn/
  • Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/GeneralVietNam
  • Email: contact@gpavietnam.com.vn 
  • Địa chỉ:
    • Hà Nội: Số 14, TT164, KĐT Sudico, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội – Hotline: 0988.25.8888
    • Hồ Chí Minh:324/1 Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP Hồ Chí Minh – Hotline: 0962.398.998
    • Đà Nẵng: 67 Hồ Phi Tích, P. Hòa Xuân, Q. Cẩm Lệ, Đà Nẵng – Hotline: 0914.892.888